THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bạn muốn khởi nghiệp, thành lập một tổ chức hoạt động kinh tế (Doanh nghiệp)? Bạn có nhu cầu thành lập Doanh nghiệp mới hay tìm hiểu thủ tục thành lập Doanh nghiệp? HRU chia sẻ với bạn một vài thông tin hữu ích về các loại hình doanh nghiệp được thành lập phổ biến. Từng loại hình Doanh nghiệp có ưu nhược điểm riêng và căn cứ vào mục đích hoạt động kinh doanh, sản xuất mà lựa chọn loại hình Doanh nghiệp cho phù hợp.

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Thành lập một công ty là dự định ấp ủ của không biết bao nhiêu anh chị đã có ý tưởng kinh doanh của mình. Thế nhưng việc đảm bảo việc thành lập công ty có kinh doanh hiệu quả và an toàn hay không thì điều đầu tiên các anh chị cần chính là có được những thông tin chính xác và đầy đủ về tục mở công ty. HRU xin được chia sẻ đến anh chị nhưng thông tin quan trọng cần phải nắm rõ trước khi tiến đến quyết định thành lập công ty.
Điều lưu ý đặc biệt và trước nhất đó là anh chị phải xác định được loại hình công ty mà anh chị quyết định thành lập. Xét ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình Doanh nghiệp để có sự lựa chọn đúng mục đích.

1. Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề.

Nhược điểm:

  • Công ty TNHH Một Thành Viên chịu trách nhiệm trong phạm vi có hạn nên bị hạn chế các thương vụ lớn.
  • Hoạt động mở rộng hay huy động vốn sẽ gặp nhiều trở ngại về thủ tục.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Quy mô không quá 50 người. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

  • Số lượng thành viên công ty không nhiều nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp hộ gia đình hay công ty hợp danh.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định không được phép/hạn chế chuyển nhượng. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Ưu điểm:

  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng

Nhược điểm:

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần phức tạp do số lượng các cổ đông lớn.
  • Khó khăn trong việc thành lập và quản lý công ty cổ phần do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán hơn các loại hình công ty khác.

Hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh hay còn gọi là Hộ kinh doanh gia đình là loại hình kinh doanh do duy nhất một cá nhân hoặc một nhóm người là một hộ gia đình đứng tên làm chủ, sẽ chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, hộ kinh doanh gia đình cũng sẽ không có con dấu và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Không có tư cách pháp nhân và không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Ưu điểm:

  • Vì là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên loại hình doanh nghiệp này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.

Nhược điểm:

  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro doanh nghiệp hộ gia đình cao.
  • Chủ Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư.

Công ty Hợp danh

Công ty Hợp danh là loại hình phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 
Ưu điểm:

  • Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Dễ dàng điều hành và quản lý doanh nghiệp vì số lượng thành viên không lớn và tin cậy lẫn nhau

Nhược điểm:

  • Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh cao.
  • Trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến

Công ty Tư nhân
Công ty Tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp vì thế chủ doanh nghiệp giành toàn quyền đưa ra quyết định liên quan tới công ty mình và ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Tuy nhiên mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Không được quyền phát hành chứng khoán.
Ưu điểm:

  • Linh hoạt trong quản lý vì quy mô nhỏ, dễ dàng kiểm soát hoạt động của công ty, quyền quyết định tập trung vào một cá nhân nên không mất nhiều thời gian trình bày, xét duyệt.
  • Vốn đầu tư ít, thu hồi nhanh gọn.

Nhược điểm:

  • Mức độ rủi ro cao vì không có tư cách pháp nhân.
  • Chủ doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản và vốn của doanh nghiệp.
  • Không phát hành chứng khoán nên hạn chế trong huy động vốn.

Mô hình hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập, thuộc quyền sở hữu và điều hành của chủ sở hữu là một nhóm các cá nhân có chung lợi ích với nhau, phải có ít nhất là 7 thành viên tự nguyên thành lập và cùng nhau hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những nhu cầu, mục đích chung của các chủ thể. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp chứng nhận thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm:

  • Không bị giới hạn thành viên tham gia nên hợp tác xã đã thu hút được nhiều thành viên, tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của các cá thể riêng lẻ
  • Thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã vì vậy các thành viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh tránh được tâm lý lo lắng rủi ro khi tham gia vào hợp tác xã.
  • Các thành viên trong hợp tác xã đều bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định các vấn đề của hoạt động của hợp tác xã mà không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn, đóng góp nhiều hay đóng góp ít

Nhược điểm:

  • Gặp khó khăn trong quá trình quản lý hợp tác xã vì số lượng thành viên tham gia hợp tác xã thường rất đông
  • Không khuyến khích được người góp nhiều vốn, bởi vì sự bình đẳng trong hợp tác xã là không phân biệt vốn ít hay nhiều, người tham gia đều có quyền tham gia quyết định hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, chính vì vậy không thu hút được người góp nhiều vốn.
  • Khả năng huy động vốn không cao, chủ yếu nguồn vốn từ các thành viên tham gia và các khoản trợ cấp khác

Việc xác định đúng nhu cầu hoạt động kinh doanh để chọn đúng loại hình Doanh nghiệp là điều cần thiết và quan trọng để có lộ trình đúng!

HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Để thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan chức năng. Mỗi loại hình doanh nghiệp yêu cầu một bộ hồ sơ khác nhau. HRU xin chia sẻ đến anh chị thông tin về một bộ hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục mở công ty:
Đối với công ty TNHH
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ:

  • CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân
  • CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức (Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông bao gồm cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ:

  • CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư nước ngoài là cá nhân.
  • CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông đầu tư nước ngoài là tổ chức. (Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Đối với công ty hộ gia đình
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp
Đối với công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ:

  • CCCD/CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
TRÌNH TỰ NỘP HỒ SƠ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Trình tự nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 2:  Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông thường sau khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khoảng 2 – 3 ngày thì doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế.
Bước 4: Làm con dấu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp đến cơ sở chức năng khắc con dấu để làm con dấu pháp nhân. Sau đó làm bản đăng ký mẫu dấu và nộp tại sở kế hoạch đầu tư thành phố để thực hiện thủ tục công bố thông tin con dấu của doanh nghiệp lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
Bước 5: Đăng bố cáo
 Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận tại sở kế hoạch đầu tư thì doanh nghiệp sẽ được đăng bố cáo trên cổng thông tin doanh nghiệp của sở kế hoặc đầu tư. Doanh nghiệp sẽ nộp một khoản phí để thực hiện đăng bố cáo lên trên cổng thông tin này.

HR UNICORN - Là tổ chức chuyên về đào tạo nhân lực, Tư vấn Quản Trị Doanh Nghiệp, Kế toán - Tài chính, Pháp luật, khóa học ngắn hạn, Đào tạo online, Đào tạo Inhouse.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Trụ sở TP.HCM: 51 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0938886553
  • Hotline: 0388886280
  • Email: hr.unicorn@hotmail.cominfo@hru.vn

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu tư vấn
Phí ưu đãi: Thực hiện soạn thảo và hồ sơ miễn phí

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on email

CÁC DỊCH VỤ KHÁC

PHƯƠNG THỨC CHÀO BÁN CỔ PHIẾU IPO HIỆU QUẢ

IPO được xem là bước đệm để các doanh nghiệp chất lượng có thực lực...
Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu
Phí ưu đãi: Được tặng các gói tư vấn chuyên sâu về luật, thuế

TƯ VẤN DOANH NGHIỆP LÊN SÀN CHỨNG KHOÁN – IPO

IPO có tên tiếng anh là Initial Public Offering, mang nghĩa gốc dịch ra là...
Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu
Phí ưu đãi: Được tặng các gói tư vấn chuyên sâu về luật, thuế

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC

Bạn có biết? Xác định đúng loại hình Doanh nghiệp sẽ giúp Doanh nghiệp bạn...
Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu tư vấn
Phí ưu đãi: Thực hiện soạn thảo và làm hồ sơ miễn phí

DỊCH VỤ PHÁP CHẾ TRỌN GÓI

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có phòng pháp chế, hay những công ty...
Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu
Phí ưu đãi: Tư vấn soạn thảo và mẫu văn bản
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Phí: Liên hệ báo phí theo nhu cầu tư vấn
Phí ưu đãi: Thực hiện soạn thảo và hồ sơ miễn phí

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Shopping Cart
snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflakeWordpress snowstorm
error: Information security standards of HR Unicorn
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN